Khu vực trung tâm Long Thành giáp Nhơn Trạch đang hình thành trung tâm Logistics (Logistics hub), với sân bay là thế chân kiềng cuối cùng để hoàn thiện các mục tiêu tăng trưởng tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phối cảnh dự án iD Junction Long Thành
Phối cảnh dự án iD Junction Long Thành

Logistics hub – chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế

Để có hệ thống Logistics Hub, điều kiện tiên quyết vẫn là hạ tầng giao thông kết nối hoàn chỉnh. Những năm qua, Đồng Nai thuộc vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi được Chính phủ ưu tiên nguồn vốn để đầu tư hạ tầng nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển kinh tế. Bởi khu vực này phát triển sẽ kéo theo các vùng lân cận. Hàng loạt các dự án giao thông lớn được quy hoạch, triển khai như: các đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành,… Những dự án lớn trên khi hoàn chỉnh, kết nối với các tỉnh, thành sẽ tạo ra những bước tăng trưởng nhanh về kinh tế – xã hội cho vùng, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp.

Vào tháng 3/2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Trong đó có đề xuất mở rộng đường cao tốc TPHCM – Long thành – Dầu Giây theo quy hoạch đã được duyệt trước đây lên 10 – 12 làn xe, triển khai dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: tuyến đường cao tốc được xem như “trục xương sống” trong quy hoạch phát triển đô thị khu vực này.

Chính phủ quyết liệt tập trung đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng nhất để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng do tác động của dịch COVID-19. Cũng theo đó, tuyến đường số 1 kết nối trục chính của sân bay (đầu phía Tây) với quốc lộ 51 và cũng là đường công vụ chính để ra vào thi công giai đoạn 1 của sân bay cần được sắp xếp vốn để sớm triển khai.

Theo các chuyên gia, những động thái quyết liệt nêu trên của Chính phủ và tỉnh Đồng Nai, nhằm đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi giúp Long Thành phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để trở thành “Thành phố sân bay” với các chức năng giao lưu thương mại, dịch vụ, logistics.

Trong thời gian sắp tới, Logistics hub với trung tâm là khu vực Long Thành giáp Nhơn Trạch vốn dĩ đã hình thành nhờ có nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây với quốc lộ 51 để kết nối các tỉnh thành; gần cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, gần KCN Nhơn Trạch. Sân bay chỉ là thêm nốt thế chân kiềng cuối cùng hình thành nên Logistics hub, thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển bền vững.

Vị trí dự án iD Junction Long Thành
Vị trí dự án iD Junction Long Thành

ID Junction – Dự án tọa lạc tại Logistics Hub Long Thành

Theo nhận định của giới chuyên môn, thương hiệu “thành phố sân bay” sẽ tạo nên một cú hích mạnh mẽ đối với bất động sản Long Thành, giúp thị trường “tăng nhiệt” và “nóng sốt” hơn bao giờ hết trong thời gian sắp tới.

Khách quan để nhìn nhận, không phải đợi đến khi dự án Cảng hàng không Quốc tế được triển khai, Long Thành mới lọt vào “tầm ngắm” của giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Với vị trí địa lý đắc địa – là cửa ngõ phía Đông của TPHCM, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) vốn đã nắm giữ những ưu thế vượt trội về bất động sản, đặc biệt là bối cảnh tốc độ giãn dân và xu hướng “ly tâm” ngày càng rõ nét. Đây còn là cửa ngõ giao điểm thương mại miền Nam và là điểm giao thoa của nhiều công trình giao thông trọng điểm, mở ra hướng kết nối liên vùng vô cùng thuận tiện.

Dự kiến dự án sân bay Quốc tế Long Thành sẽ được kết nối với các tuyến Quốc lộ, cao tốc xung quanh bằng ba tuyến đường, tổng vốn đầu tư lên đến 4.802 tỷ đồng. Tuyến số 1 sẽ nối sân bay với Quốc lộ 51, tuyến số 2 kết nối tuyến số 1 với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Còn tuyến số 3 nối sân bay với đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Nhìn vào bản đồ các khu vực ở Long Thành, tính đường chim bay thì khoảng cách vào sân bay ngắn, nhưng trên thực tế sẽ không có đường dẫn vào trực tiếp. Do đó đường số 1 là lối vào đầu tiên và trọng điểm nhất, cách nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51 chỉ có 1km. Các dự án bất động sản nằm trong trục di chuyển từ TPHCM ra sân bay sẽ chiếm được ưu thế và thu hút nhà đầu tư.

Đánh giá được định hướng phát triển bền vững của khu vực và thấu hiểu lợi thế hạ tầng Logistics hub của trung tâm Long Thành, giáp với Nhơn Trạch, Tây Hồ Group đã chuẩn bị nguồn lực, quỹ đất lớn trên 40 ha phát triển dự án ID Junction. Tọa lạc ngay Logistics hub gồm Cảng hàng không Quốc tế, Cảng Cái Mép – Thị Vải, nút giao cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51, ID Junction là khu đô thị giao thoa về vị trí hạ tầng giao thông, kinh tế – XH và giữa các thế hệ, với đầy đủ tiện ích nội và ngoại khu sẽ thu hút được làn sóng các nhà đầu tư trên thị trường. Đặc biệt với sản phẩm khu compound độc đáo và tạo giá trị khác biệt với sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại lần đầu tiên xuất hiện tại Long Thành, dự án ID Junction của Tây Hồ Group hứa hẹn sẽ mang đến làn gió mới cho khu vực và tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản sau dịch Covid-19.

Dự án nằm gần khu dân cư hiện hữu: